Bài giảng môn QPAN lớp 12- Bài 1-Bài 2

Nội dung bài học môn QPAN:
Người gởi: Thầy Lê Đình Huyền

 

                                      MỞ ĐẦU

  Quân đội và công an nhân dân Việt Nam là bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân, được đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối về mọi mặt của Đảng cộng sản Việt Nam, là công cụ bạo lực cách mạng của Đảng, Nhà nước. Vậy nó được tổ chức và hoạt động như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học này

PHẦN I

 Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
  2. Mục đích: sau khi học xong HS

–  Hiểu được cơ bản hệ thống tổ chức của Quân đội nhân dân và công an nhân dân Việt Nam

–  Hiểu được chức năng nhiệm vụ chính một số cơ quan đơn vị trong Quân đội nhân dân và công an nhân dân Việt Nam

  1. Yêu cầu

– Chấp hành nghiêm kỷ luật và các quy định trong quá trình học tập, có ý thức nghiên cứu nắm chắc nội dung học tập, đảm bảo an toàn tuyệt đối.

  1. NỘI DUNG, TRỌNG TÂM.
  2. Nội dung

– Phần 1. Quân đội nhân dân Việt Nam.

– Phần 2. Công an nhân dân Việt Nam.

  1. Nội dung trọng tâm

HS nắm vững chức năng, nhiệm vụ chính của một số cơ quan đơn vị Quân đội, Công an và Cấp hàm Quân đội, Công an

III. THỜI GIAN:

– Tổng thời gian:  2 tiết

Tiết 1: Phần 1. Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tiết 2: Phần 2. Công an nhân dân Việt Nam.

  1. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP.
  2. Tổ chức:

– Khi giảng bài:  Tập trung đội hình của lớp để giảng giải, kết hợp thảo luận

– Khi nghiên cứu, thảo luận: Theo nhóm, tổ.

  1. Phương pháp:

– Giáo viên: Giảng giải phân tích, giới thiệu kết hợp với nêu vấn đề, thông qua lời giảng kết hợp tranh ảnh minh họa.

– Học sinh: Nghe, ghi chép đầy đủ, trao đổi nhóm, giải quyết vấn đề.

 

                                             PHẦN II

                                      NỘI DUNG BÀI GIẢNG

Nội dung HS cần ghi nhớ
Tiết 1.

I. QUÂN ĐÔI NHÂN DÂN VIỆT NAM

1. Tổ chức và hệ thống tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam

a) Tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam

* Bao gồm 4 bộ phận

– Bộ đội chủ lực; bộ đội địa phương; bộ đội biên phòng và Cảnh sát biển

* Có 2 lực lượng: Lực lượng thường trực và lực lượng dự bị.

Được tổ chức thống nhất chặt chẽ từ trung ương đến cơ sở

b) Hệ thống tổ chức của Quân đội Nhân dân Việt nam:

 

HS tìm hiểu SGK về chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan đơn vị

2. Chức năng, nhiệm vụ chính của một số cơ quan, đơn vị trong Quân đội nhân dân Việt Nam

a. Bộ Quốc phòng:

Là đơn vị thuộc Chính phủ do Bộ trưởng Bộ quốc phòng đứng đầu.

– Chức năng: Quản lý nhà nước về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, quân đội và dân quân tự vệ; chỉ đạo, chỉ huy quân đội và dân quân tự vệ cùng nhân dân đấu tranh bảo vệ vững chắc tổ quốc.

 

b. Bộ Tổng Tham mưu và cơ quan tham mưu và cơ quan tham mưu các cấp trong QĐND Việt nam

Chức năng:

+ Bảo đảm trình độ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang.

+ Điều hành các hoạt động quân sự.trong thời bình , thời chiến

Nhiệm vụ:

+ Tổ chức nắm chắc tình hình địch – ta .

+ Nghiên cứu, đề xuất những chủ trương chung về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật; tổ chức lực lượng, chỉ huy quân đội và dân quân tự vệ trong huấn luyện, tác chiến.

+ Điều hành các hoạt động quân sự phòng thủ đất nước, theo chức năng, nhiệm vụ của từng cấp.

c. Tổng cục Chính trị và cơ quan chính trị các cấp trong Quân đội nhân dân Việt Nam:

– Chức năng:

Đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị trong toàn quân

– Nhiệm vụ

+ Đề nghị Đảng Uỷ quân sự Trung ương quyết định chủ trương, biện pháp lớn về công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội;

+ Đề ra những nội dung, biện pháp, kế hoạch chỉ đạo, kiểm tra cấp dưới thực hiện.

d. Tổng cục Hậu cần và cơ quan hậu cần các cấp trong QĐND Việt Nam

– Chức năng:

+ Đảm bảo vật chất, quân y, vận tải cho toàn quân và từng đơn vị theo phân cấp .

Nhiệm vụ

+ Nghiên cứu, đề xuất, Chỉ đạo công tác đảm bảo hậu cần cho toàn quân.

e. Tổng cục kĩ thuật và cơ quan kĩ thuật các cấp trong QĐNDVN:

– Chức năng: Đảm bảo vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh cho toàn quân.

– Nhiệm vụ: Đảm bảo kĩ thuật, nghiên cứu đề xuất các vấn đề về tổ chức lực lượng, kế hoạch đảm bảo kĩ thuật cho  quân đội trong thời bình cũng như trong thời chiến.

g. Tổng cục công nghiệp quốc phòng, cơ quan đơn vị sản xuất quốc phòng  trong QĐNDVN:

– Chức năng: Quản lí các cơ sở sản xuất quốc phòng của Quân đội .

– Nhiệm vụ: Nghiên cứu đề xuất các vấn đề có liên quan đến tổ chức bảo đảm công nhân quốc phòng, chỉ đạo các đơn vị sản xuất, trang thiết bị của ngành công nghiệp quốc phòng, đảm bảo cho lực lượng vận tải trong thời bình và thời chiến.

h. Quân khu, quân đoàn, binh chủng

     – Quân khu: Tổ chức quân sự theo lãnh thổ , trực thuộc Bộ quốc phòng – Chức năng, nhiệm vụ:

+ Chỉ đạo công tác quốc phòng;

+ Xây dựng tiềm lực quân sự

+ Chỉ đạo lực lượng vũ trang.

Quân đoàn:  Đơn vị tác chiến chiến dịch hoặc chiến dịch – chiến thuật. Là lực lượng thường trực của quân đội.

Quân chủng:  Bộ phận quân đội hoạt động ở một môi trường địa lý nhất định như: Hải quân, Phòng không – Không quân.

Binh chủng: Chức năng trực tiếp chiến đấu hoặc bảo đảm chiến đấu như: Pháo binh, Tăng – Thiết giáp, Công binh, Thông tin liên lạc, Đặc công, Hoá học…

i. Bộ đội biên phòng: Là bộ phận của Quân đội nhân dân .

Chức năng: làm nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự biên giới quốc gia.

 

3. Quân hiệu, cấp hiệu và phù hiệu của QĐND:

a) Những quy định chung

-Sĩ quan QĐNDVN được chia thành 2 ngạch: Sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị

– Hạ sĩ quan và binh sĩ theo luật NVQS.

b) Hệ thống cấp bậc hàm của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiễn sĩ QĐNDVN:

– Sĩ quan có 3 cấp, 12 bậc.

+ Cấp: uý, tá, tướng.

+ Bậc: Thiếu, trung, thượng, đại.

-Hạ sĩ quan có 3 bậc

-Chiến sĩ có 2 bậc

-Quân nhân chuyên nghiệp có 2 cấp, 8 bậc.

c) Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu QĐND (phụ lục cuối sách) .

 

Tiết 2.

II. CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM

1. Tổ chức và hệ thống tổ chức của Công an nhân dân Việt Nam

a) Tổ chức của công an nhân dân Việt Nam:

Công an nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng công Sản Việt Nam, do Chủ tịch nước thống lĩnh, sự thống nhất quản lí của chính phủ và sự chỉ huy trực  tiếp của Bộ trưởng Bộ công an.

Là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân  trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội gồm: lực lượng An ninh và lực lượng Cảnh sát.

  b) Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân Việt Nam

– Bộ Công an.

– Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

– Công an huyện, quận, thị xã, thành phố, trực thuộc tỉnh

– Công an xã, phường, thị trấn

2. Chức năng, nhiệm vụ chính của một số cơ quan, đơn vị trong Công an nhân dân Việt Nam:

a) Bộ Công an:

– Là đơn vị thuộc Chính Phủ do Bộ trưởng Bộ Công an đứng đầu.

– Chức năng: Quản lí nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng nền an ninh nhân dân và các lực lượng Công an.

 

b) Tổng cục xây dựng lực lượng:

– Là cơ quan chuyên trách đảm nhiệm công tác xây dựng hệ thống tổ chức, cán bộ, các lực lượng nghiệp vụ trong Bộ Công an.

c)  Tổng cục An ninh I & II:

Là lực lượng nòng cốt của Công an,có nhiệm vụ nắm chắc tình hình liên quan đến An ninh đối ngoại, đấu tranh phòng và chống tội phạm, làm thất bại mọi âm mưu, hành động xâm phạm An ninh quốc gia, bảo vệ An ninh quốc gia.

d) Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm: 

Là lực lượng nòng cốt, có nhiệm vụ chủ động đấu tranh phòng và chống tội phạm, làm thất bại mọi âm mưu hành động gây mất trật tự, an toàn xã hội,bảo vệ trật tự, an toàn xã hội.

e) Tổng cục Cảnh sát quản lí hành chính về trật tự, an toàn xã hội:

Là lực lượng nòng cốt, có nhiệm vụ quản lí hành chính về trật tự, an toàn xã hội và bảo vệ trật tự, an toàn xã hội ( các lĩnh vực quản lí hộ khẩu, giao thông, phòng cháy chữa cháy ….).

– Là cơ quan tham mưu, bảo đảm về mặt hậu cần, cơ sở vật chất và khai thác sử dụng vật tư, trang bị cho các lực lượng của Bộ CA.

f) Tổng cục Tình báo:

Là lực lượng đặc biệt, hoạt động bí mật ở cả trong và ngoài nước, nhằm ngăn chặn và đập tan những âm mưu, hành động chống phá của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh quốc gia.

g) Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp:

Là lực lượng quản lí nhà nước về thi hành án phạt tù và hỗ trợ tư pháp; Quản lí các trại giam, cơ sở giáo dục trại tạm giam, nhà tạm giữ, quản chế hành chính.

 h) Tổng cục Hậu cần – Kĩ  thuật:

Là cơ quan tham mưu, bảo đảm về mặt hậu cần, cơ sở vật chất và khai thác sử dụng vật tư, trang bị phương tiện kĩ thuật cho các lực lượng của bộ Công an. Ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào nghiệp vụ công an.

i) Bộ Tư lệnh cảnh vệ:

– Là lực lượng bảo vệ cán bộ cao cấp, cơ quan đầu não của Đảng, Nhà nước, các đoàn khách, các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế, chuyên gia nước ngoài đến công tác tại Việt Nam an toàn tuyệt đối .

k) Bộ Tư lệnh cảnh sát vũ trang:

 Là lực lượng sẵn sàng cơ động giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ các sự kiện quan trọng của đất nước.

l) Văn phòng:

Là cơ quan tham mưu giúp thủ trưởng Bộ công an nắm chắc tình hình,nghiên cứu đề xuất những chủ trương ,giải phápvề mọi mặt của ngành Công an.

m) Thanh tra:

Có nhiệm vụ thanh tra,kiểm tra, giải quyết các vi phạm pháp luẩttong các lĩnh vực quản lí nhà nước của ngành Công an.

n) Công an xã:

Là lực lượng vũ trang bán chuyên trách làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninhTổ quốc,bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở,chịu sự lãnh đạo trực tiếp,toàn diện của cấp ủy đảng,sự quản lí,điều hành của Ủy ban nhân dân và sự chỉ đạo,hướng dẫn nghiệp vụ của Công an cấp trên.

3. Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu của Công an nhân dân Việt Nam

a) Hệ thống cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam

 – Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ: Sĩ quan cấp tướng có 4 bậc. Sĩ quan cấp tá có 4 bậc. Sĩ quan cấp uý có 4 bậc.

Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật : Sĩ quan cấp tá có 3 bậc. Sĩ quan cấp uý có 4 bậc.  Hạ sĩ quan có 3 bậc. 

 – Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn : Hạ sĩ quan có 3 bậc. Chiến sĩ có 2 bậc

b) Công an hiệu, cấp hiệu của Công an nhân dân Việt Nam ( xem phụ lục cuối sách ).

 

 

KẾT LUẬN

 

Quân đội nhân dân và Công an nhân dân mang bản chất  giai cấp công nhân, mang tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc. Lực lượng trên được tổ chức thành các cơ quan, đơn vị, học viện, nhà trường theo một hệ thống thống nhất, chặt chẽ từ TW đến cơ sở. Vì thế tạo thành sức mạnh tổng hợp để hoàn thành nhiệm vụ trong xây dựng LL, đồng thời sẳn sàng chiến đấu khi có chiến tranh xảy ra.

Tình hình thế giới trong tương lai sẽ có diễn biến phức tạp, nhiệm vụ cách mạng cũng sẽ có những thay đổi nên tổ chức Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cũng được tính toán sắp xếp tinh gọn mang tính chính quy, tinh nhuệ và hiện đại để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới, đòi hỏi phải tiếp tục tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn quân, toàn dân; kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ phát triển kinh tế với quốc phòng an ninh, ra sức củng cố, xây dựng nền quốc phòng tòan dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, trong đó Quân đội nhân dân và công an nhân dân là lực lượng nòng cốt, không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu của quân đội đáp ứng yêu cầu tác chiến bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam XHCN.

 

TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN

 

Nội dung nghiên cứu- thảo luận câu hỏi:

– Hệ thống tổ chức của Quân đội nhân dân và công an nhân dân?

– Trong tình hình đất nước hiện nay, theo các em chng ta phải làm gì để góp phần xây dựng Quân đội nhân dân và công an nhân dân vững mạnh đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa quân đội trong thời kỳ mới  ?

Bài 2: 

https://docs.google.com/document/d/e/2PACX-1vRmSL35WvicC-2yuM-RF38D1ls3lrCsVsscJSiThtYFLslBfwRBT6UoKSXl2zjoyA/pub?embedded=true

Bài 3:

Bài 3:   ĐẤU TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

TỪ SAU NĂM 1975

 

  1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
  2. Khái niệm, vị trí, vai trò nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc
  3. a) Khái niệm: Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là tổng thể các hoạt động, các biện pháp nhằm quy tụ lực lượng tạo nên sức mạnh tổng hợp để giữ vững độc lập, tự do, chủ quyền quốc gia, lãnh thổ, biển đảo, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ cuộc sống của nhân dân và các thành quả cách mạng, tạo điều kiện để phát triển đất nước về mọi mặt.
  4. b) Vị trí, vai trò: Bảo vệ Tổ quốc là một trong hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam – là bộ phận quan trọng trong đường lối xây dựng và phát triển đất nước, giữ vị trò quyết định thành bại đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
  5. Cơ sở lý luận và thực tiễn để tiến hành sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
  6. a) Cơ sở lý luận

Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đều khẳng định bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách quan; đồng thời nêu rõ nội dung, phương pháp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Nội dung bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa: Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đều khẳng định: bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là bảo vệ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Phương pháp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa: V.I.Lênin đã đề cập  nhiều việc phải làm, trước hết là xây dựng và củng cố quốc phòng;

Chủ tịch Hồ Chí Minh coi trọng quy tụ sức mạnh toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh của con người, điều kiện xã hội với điều kiện tự nhiên để hình thành sức mạnh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

  1. b) Cơ sở thực tiễn

– Trong tiến trình lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt nam, các triều đại phong kiến đều phải chăm lo quốc phòng, quân đội, chăm lo sức dân, “đề phòng, không để bị động bất ngờ”, “lo giữ nước từ lúc vận nước chưa nguy”, “lo trị nước từ khi nước chưa loạn”.

– Lịch sử cách mạng thế giới và Việt Nam.

+ Sau cách mạng tháng mười Nga năm 1917 thành công, mười bốn nước đế quốc đã ra sức bao vây, tiến công hòng tiêu diệt nhà nước Xô Viết non trẻ đầu tiên trên thế giới.

+ Trong những năm 80 và cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu do những sai lầm của các nhà lãnh đạo đất nước buông lỏng quản lý, thực hiện chính sách kinh tế trì trệ, từ bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với đất nước và xã hội, nhất là đối với quân đội, cộng vào là sự phá hoại của các thế lực thù địch trong và ngoài nước đã dẫn đến Liên bang Xô Viết bị tan rã, hệ thống xã hội chủ nghĩa lâm vào thoái trào.

+ Ở Việt Nam, sau cách mạng tháng tám năm 1945, các nước đế quốc Pháp, Anh, Tưởng, Mỹ, cùng với các thế lực thù địch trong và ngoài nước đều muốn xóa bỏ thành quả cách mạng do nhân dân Việt Nam giành được dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thực tế, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động chưa bao giờ từ bỏ ý đồ xâm lược và chống phá chủ nghĩa xã hội, chúng chỉ thay đổi thủ đoạn, biện pháp chống phá mà thôi.

Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên cho thấy, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội là một yêu cầu khách quan tất yếu, là nhiệm vụ cấp bách, hàng đầu và có tính xuyên suốt.

 

  1. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG ĐẤU TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TỪ SAU NĂM 1975 ĐẾN NAY
  2. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa giai đoạn (1975 -1989)

1.1 Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Tây Nam

  1. a) Nguyên nhân

– Một là, tập đoàn phản động Pôn Pốt – Iêng Xari cho rằng: lịch sử vùng đất miền Tây Nam bộ Việt Nam là của Campuchia, bị Việt Nam chiếm đóng từ trước, nên phải đòi lại.

– Hai là, sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 được ký kết, họ xoáy vào việc Việt Nam bỏ rơi Campuchia, không bảo vệ quyền lợi và lợi ích của nhân dân Campuchia.

– Ba là, họ cho rằng, vì Việt Nam lập căn cứ địa cách mạng trên đất Campuchia nên Mỹ và đồng minh đã oanh tạc vào vùng Đông Bắc Campuchia.

– Bốn là, phát động chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam Việt Nam, lực lượng Pôn Pốt – Iêng Xari nhằm tạo cớ để thanh trừng nội bộ, đàn áp những cuộc nổi dậy ở trong nước, củng cố quyền lực để thực hiện một chế độ tàn bạo ở Campuchia.

– Năm là, họ được các thế lực phản động nước ngoài “hà hơi, tiếp sức”.

  1. b) Diễn biến chính của cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam

Ngày 3-5-1975 lực lượng Khơ me đỏ đổ bộ quân đánh chiếm đảo Phú Quốc, ngày 10-5-1975 chúng đánh chiếm đảo Thổ Chu, trong những ngày tiếp theo chúng đưa quân đánh chiếm các tỉnh biên giới Tây Nam của Việt Nam từ Hà Tiên đến Tây Ninh.

Phối hợp với quân Pôn Pốt – Iêng Xari, bọn phản động tay sai của lực lượng phản động quốc tế hoạt động mạnh tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh Nam Bộ chuẩn bị thực hiện bạo loạn. Tất cả âm mưu và hành động đó của chúng đều bị quân dân ta ngăn chặn, đấu tranh và làm thất bại.

Với mong muốn sớm chấm dứt xung đột biên giới bằng thương lượng đàm phán hòa bình, ngày 5 – 2 – 1978 Bộ Ngoại giao ta chủ động đưa ra tuyên bố lập trường 3 điểm để giải quyết vấn đề biên giới Việt Nam – Campuchia.

Để tỏ thiện chí, đêm 5-11-1978, Việt Nam đơn phương thu quân vào
cách biên giới 5 km. Đáp lại, tập đoàn Pôn Pốt – Iêng Xari không những khước từ thiện chí của ta mà chúng còn tăng cường hơn nữa quân chủ lực dọc biên giới, kiếm cớ duy trì cuộc chiến tranh biên giới chống Việt Nam, đồng thời chuẩn bị những cuộc tiến công quân sự quy mô lớn sau này.

Ngày 23-12-1978, tập đoàn Pôn Pốt – Iêng Xari “huy động 10 trong số 19 sư đoàn bộ binh” tinh nhuệ, có xe tăng và pháo binh yểm trợ đang bố trí ở biên giới, mở cuộc tiến công trên toàn tuyến biên giới Tây Nam nước ta, trong đó chúng dùng 3 sư đoàn bộ binh đánh vào khu vực Bến Sỏi, Bến Cầu thuộc tỉnh Tây Ninh (cách Thành phố Hồ Chí Minh hơn 100km) với ý đồ đánh chiếm chớp nhoáng thị xã Tây Ninh, mở đường tiến sâu vào miền Nam Việt Nam.

Trước tình trên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện quyền tự vệ chính đáng của mình, quân và dân các tỉnh Nam Bộ đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chủ lực, tổ chức lực lượng tiến hành phản công tiêu diệt quân địch, mở màn tổng tiến công trên toàn tuyến biên giới, tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân xâm lược vừa tiến vào đất nước ta.

  1. c) Kết quả

Cuộc tiến công quy mô lớn của tập đoàn Pôn Pốt – Iêng Xari hoàn toàn bị đập tan. Toàn bộ quân xâm lược bị quét khỏi bờ cõi nước ta, hoà bình lập lại trên biên giới Tây – Nam Tổ quốc. Những thắng lợi lịch sử đó đã khôi phục lại tình đoàn kết chiến đấu, tình hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Campuchia, đồng thời góp phần bảo vệ hoà bình ở Đông Dương và Đông Nam Á.

1.2. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc

Vừa kết thúc cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân lại phải đương đầu với những khó khăn và thử thách lớn do các thế lực phản động quốc tế gây ra, đặc biệt là nguy cơ xảy ra một cuộc tiến công tổng lực của quân bành trướng Trung Quốc từ phía Bắc.

  1. a) Nguyên nhân

– Một là, Trung Quốc cho rằng, “Việt Nam ngạo mạn” xâm lược Campuchia, khoa trương thế lực là “cường quốc thứ ba trên thế giới”, Trung Quốc muốn cứu Pôn Pốt.

– Hai là, sau khi Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác toàn diện được ký vào ngày 3/11/1978 giữa hai nước Việt Nam và Liên Xô, Trung Quốc cho rằng Việt Nam đã ngã hẳn sang Liên Xô, phản bội Trung Quốc nên cần phải “dạy cho Việt Nam một bài học”; đồng thời, thông qua đó để thăm dò phản ứng của Liên Xô và dư luận thế giới để chuẩn bị cho những bước phiêu lưu sau này.

– Ba là, theo Đặng Tiểu Bình, bản chất cuộc chiến là “hoàn kích tự vệ chiến”, tức đánh trả để tự vệ, bởi vì Việt Nam đã “trục xuất kiều dân người Hoa” cũng như bộ đội Việt Nam nhiều lần mở các cuộc tấn công vào lãnh thổ Trung Quốc, chiếm đất của Trung Quốc cũng như bắn giết lực lượng của Trung Quốc.

– Bốn là, Trung Quốc muốn “sát hạch” khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng, tranh thủ Mỹ và các nước đế quốc giúp đỡ họ xây dựng “bốn hiện đại hóa”.

– Năm là, quyết định đánh Việt Nam, Trung Quốc ngầm chuyển môt thông điệp với Mỹ và phương Tây rằng Trung Quốc rất thực dụng và Trung Quốc cần có trách nhiệm để duy trì cân bằng quyền lực đại cường.

– Sáu là, đánh Việt Nam nhằm phá hoại tiềm lực quốc phòng và kinh tế của ta.

– Ngoài ra, đánh Việt Nam sẽ thâu tóm quyền lực trong nội bộ đảng, thống nhất ý chí nội bộ, khuấy động ủng hộ trong nước và nước ngoài, tạo nên môi trường an toàn và ổn định để Trung Quốc hiện đại hóa.

  1. b) Diễn biến chính của cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc

Từ tháng 8-1978 phía Trung Quốc điều động từ phía sau ra biên giới gồm 32 sư đoàn bộ binh (9 quân đoàn và 5 sư đoàn độc lập), cùng 550 xe tăng, xe bọc thép, 2558 pháo, có 1092 pháo xe kéo, 676 máy bay… Trên hướng biển có hàng chục tàu chiến thuộc hạm đội Nam Hải hỗ trợ…”

Đêm 16 rạng sáng ngày 17-2-1979, Trung Quốc bí mật “huy động  hơn 60 vạn quân của 11 quân đoàn và nhiều sư đoàn độc lập”, cùng vũ khí trang bị, phương tiện hiện đại, tổ chức lực lượng lớn vượt biên, luồn sâu, ém sẵn ở nhiều khu vực trên toàn tuyến biên giới Việt – Trung. Từ 3 giờ 30 phút ngày 17 – 2 – 1979, quân Trung Quốc sử dụng pháo binh bắn phá một số mục tiêu trong lãnh thổ nước ta, sau đó tổ chức lực lượng tiến công sang lãnh thổ Việt Nam.

Ngay ngày đầu, gần 20 sư đoàn bộ binh Trung Quốc đồng thời tiến đánh sáu tỉnh của Việt Nam giáp với Trung Quốc dài hơn 1150 ki-lô-mét, bao gồm: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn, Lai Châu. Quân Trung Quốc đã tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam, có nơi tới vài chục ki-lô- mét.

Trước cuộc tiến công quy mô lớn của Trung Quốc, từ ngày 17 – 2 – 1979, chính phủ ta đã ra tuyên bố nêu rõ: Nhà cầm quyền Trung Quốc đã đi ngược lại lợi ích của nhân dân, phá hoại nghiêm trọng tình hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước và khẳng định: “Quân và dân Việt Nam không có con đường nào khác phải dùng quyền tự vệ chính đáng của mình để đánh trả”.

Theo đó, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã điều động các sư đoàn bộ binh của các quân khu từ tuyến sau lên. Quân dân 6 tỉnh biên giới phía Bắc tích cực, chủ động tổ chức lực lượng chiến đấu tại chỗ, cầm chân và đẩy lùi từng đợt tiến công của địch trong khi chờ quân tăng viện. Cùng thời điểm, một cuộc chuyển quân và vũ khí trang bị, lương thực, thực phẩm thần tốc của 3 quân đoàn chủ lực Việt Nam diễn ra bằng đường biển, đường bộ, đường hàng không chi viện cho mặt trận biên giới phía Bắc kịp thời. Đặc biệt là đã cơ động lớn các đơn vị đang làm nhiệm vụ ở  mặt trận Campuchia ra thẳng miền Bắc thông qua lập cầu hàng không.

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng, với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, với thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc đã được chuẩn bị sẵn, quân và dân ta trên tuyến đầu của Tổ quốc, từ bộ đội chủ lực của Quân khu 1, Quân khu 2, đến bộ đội địa phương các tỉnh, huyện, Bộ đội biên phòng và dân quân tự vệ trên tất cả các hướng biên giới đã kịp thời giáng trả những đòn quyết liệt, bẻ gãy các đợt tiến công của địch.

Tuy nhiên, trước sự hung hãn bành trướng bá quyền nước lớn, ngày 4-3-1979, Ban chấp hành Trung ương Đảng ra lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước nhất tề đứng lên bảo vệ Tổ quốc.

Ngay sau lời kêu gọi của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ngày 05 – 3 – 1979, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ký Sắc lệnh 29 – LCT ra lệnh tổng động viên trong cả nước để bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 83-CP về việc thực hiện quân sự hóa toàn dân, vũ trang toàn dân.

Đáp lời kêu gọi của Ban chấp hành Trung ương Đảng và Lệnh tổng động viên của Chủ tịch nước, cả nước chung sức, chung lòng chi viện cho cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc. Hàng triệu người, chủ yếu là thanh niên, học sinh, sinh viên ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước đã tình nguyện đăng ký gia nhập lực lượng vũ trang, ra trận tuyến chống quân thù. Hầu hết họ viết đơn, trong đó có nhiều thanh niên viết đơn bằng máu của mình, tình nguyện lên biên giới phía Bắc để được trực tiếp tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Trước sự phản đối kịch liệt của dư luận tiến bộ trên thế giới và trong nước, trước những đòn giáng trả mạnh mẽ, quyết liệt của quân và dân ta, quân Trung Quốc bị tổn thất nặng nề. Thấy rõ nguy cơ bị tiêu diệt trong thế trận chiến tranh nhân dân Việt Nam, ngày 5-3-1979, Trung Quốc tuyên bố rút quân khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Với truyền thống nhân nghĩa và lòng mong muốn củng cố hòa bình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, Trung ương Đảng và Chính phủ ta chỉ thị cho các lực lượng vũ trang và nhân dân trên vùng biên giới phía Bắc ngừng mọi hoạt động tiến công quân sự để Trung Quốc được yên ổn rút toàn bộ lực lượng, phương tiện chiến tranh về nước. Ngày 18-3-1979, Trung Quốc hoàn thành việc rút quân.

  1. b) Kết quả

Qua 30 ngày đêm chiến đấu cực kỳ anh dũng, kiên cường trừng trị quân xâm lược, quân và dân ta ở các tỉnh biên giới phía Bắc đã gây tổn thất cho 9 quân đoàn chủ lực, loại khỏi vòng chiến đấu 62.500 tên (hơn 1/10 tổng quân số Trung Quốc huy động vào cuộc chiến tranh), tiêu diệt và đánh thiệt hại 3 trung đoàn, 18 tiểu đoàn, bắn cháy và phá hủy 550 xe quân sự, trong đó có 280 xe tăng và xe bọc thép, phá hủy 115 khẩu pháo và cối hạng nặng, thu nhiều vũ khí và đồ dùng quân sự. “Như vậy, tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược này, đối phương đã bị thất bại toàn diện về quân sự, chính trị, ngoại giao. Thất bại cả ở chiến trường, ở trong nước họ và trên thế giới”

1.3. Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc

Mặc dù cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc chính thức diễn ra từ ngày 17-2 đến ngày 18-3-1979, nhưng xung đột biên giới kéo dài dai dẳng đến tận cuối năm 1988.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, quân và dân cả nước luôn giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nêu cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào và tự tôn dân tộc, đề cao cảnh giác cách mạng, kiên quyết kiên trì vận dụng linh hoạt, sáng tạo mọi hình thức biện pháp đấu tranh không khoan nhượng với âm mưu xâm lược của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới, vì hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

1.4. Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc

  1. Nguyên nhân: Xuất phát từ vị thế địa chiến lược quan trọng của Biển Đông; thông qua Biển Đông Trung Quốc sẽ bóp chết yết hầu kinh tế và buộc các nước ASEAN phụ thuộc vào mình đồng thời từng bước mở rộng khả năng hoạt động, thay thế Mỹ ở Thái Bình Dương và bá chủ thế giới. Do đó, Trung Quốc luôn khẳng định có chủ quyền không thể tranh cãi đối với gần như toàn bộ biển Đông theo yêu sách đường chữ U (lưỡi bò) đứt khúc 9 đoạn trên biển Đông, yêu sách không chỉ các đảo, đá mà toàn bộ vùng biển trong đó.
  2. Diễn biến chính:

+ Năm 1956, Trung Quốc đánh chiếm cụm đảo phía Đông thuộc quần đảo Hoàng Sa; tháng 1 năm 1974 Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (Lúc bấy giờ quần đảo Hoàng Sa do quân lực Việt Nam Cộng hòa đóng giữ bảo vệ).

+ Cuối năm 1987, đầu năm 1988, một lực lượng lớn tàu hải quân Trung Quốc đã liên tục xuống hoạt động ở khu vực Trường Sa, ngang nhiên ngăn cản, uy hiếp lực lượng Hải quân Việt Nam đang làm nhiệm vụ trên biển; đồng thời bố trí thành 3 tuyến hoạt động, gồm: Cụm đứng chân phía sau ở Hoàng Sa; cụm ngăn chặn lực lượng của ta ở đông Cam Ranh – Cù Lao Thu 110 – 120 hải lý; cụm chiếm đóng Chữ Thập;

+ Đầu năm 1988, Trung Quốc cho quân chiếm đóng một số bãi đá thuộc khu vực tại quần đảo Trường Sa: Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Xu Bi, Tư Nghĩa (Huy Gơ) đồng thời có âm mưu chiếm giữ bãi đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao; tiếp tục tăng cường lực lượng, phương tiện xuống khu vực quần đảo Trường Sa. Sự có mặt và hành động Trung Quốc là xâm chiếm trái phép, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, bị dư luận quốc tế phản đối quyết liệt.

+ Sáng ngày 14 – 3 – 1988, tàu chiến Trung Quốc nổ súng tiến công hai tàu vận tải của ta ở bãi đá Gạc Ma, làm 64 cán bộ chiến sĩ của ta hy sinh, gây ra tình hình hết sức căng thẳng ở khu vực quần đảo Trường Sa.

+ Trước những diễn biến theo chiều hướng ngày càng phức tạp ở Trường Sa, ngày 30 – 11 – 1987 Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 06-NQ/TW, về việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tăng cường sự có mặt của Việt Nam trên các đảo và vùng biển thuộc chủ quyền lãnh hải của ta. Trong đó chỉ rõ: “Bảo vệ chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trưòng Sa, trước mắt là Trường Sa là nhiệm vụ khẩn trương, quyết liệt, lâu dài, là nhiệm vụ chiến lược  của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; yêu cầu, các cấp, các ngành trong cả nước cùng chung sức thực hiện”.

+ Theo đó đầu năm 1988, Quân chủng Hải quân đã mở chiến dịch “Bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa năm 1988” nhằm tập trung cao nhất khả năng lực lượng của toàn quân chủng để bảo vệ chủ quyền vùng biển và quần đảo Trường Sa.

  1. Kết quả của chiến dịch “Bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa năm 1988”, Việt Nam đóng giữ thêm 11 đảo chìm. Sau đó, tháng 11-1988, Hải quân Việt Nambắt đầu đóng giữ, bảo vệ khu vực DK1 ở thềm lục địa phía Nam. Hiện nay, trên quần đảo Trường Sa ta đóng giữ 21 đảo, trong đó có 9 đảo nổi, 12 bãi đá.
  2. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ năm 1990 đến nay
  3. Những thành tựu cơ bản

+ Đảng và nhà nước ta đã có những đổi mới tư duy về quốc phòng và an ninh bảo vệ Tổ quốc;

+ Nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn đân gắn với thế trận an ninh nhân dân tiếp tục được củng cố.

+ Việc kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng an ninh, quốc phòng an ninh với kinh tế ngày càng chặt chẽ hơn; triển khai tích cực các hoạt động đối ngoại quân sự quốc phòng, ngoại giao đa phương, góp phần tạo môi trường hòa bình và ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

+ Đã điều chỉnh về chiến lược, bố trí lại thế trận, giảm được một lực lượng lớn quân thường trực;

+ Chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của quân đội nhân dân và công an nhân dân không ngừng được nâng cao.

+ Đã triển khai kịp thời, đồng bộ, có kết quả chủ trương xây dựng phòng tuyến biên giới; các khu kinh tế – quốc phòng; đường tuần tra biên giới.

+ Công tác giáo dục quốc phòng và an ninh được triển khai sâu rộng ở các cấp, các ngành.

  1. Những hạn chế

+ Nhận thức của một số cán bộ, đảng viên và nhân dân về chủ trương, quan điểm bảo vệ Tổ quốc chưa đầy đủ, chưa sâu sắc, thiếu cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ.

+ Nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân tuy được xây dựng, củng cố nhưng chưa toàn diện và vững chắc.

+ Chất lượng tổng hợp, sức mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang có mặt còn hạn chế, nhất là tác chiến chống chiến tranh xâm lược bằng vũ khí công nghệ cao.

+ Công tác bảo vệ an ninh trong một số lĩnh vực còn có những thiếu sót; xử lý tình hình phức tạp nảy sinh ở cơ sở có lúc, có nơi chưa nắm chắc tình hình, còn bị động; tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở một số địa bàn còn diễn biến phức tạp.

+ Việc gắn kết giữa phát triển kinh tế xã hội với  tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh, đặc biệt là tại các vùng chiến lược, biển, đảo còn chưa chặt chẽ.

+ Việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào nghiên cứu sửa chữa, sản xuất vũ khí trang bị kỹ thuật còn thấp, chưa có khả năng tự nghiên cứu, sản xuất vũ khí, trang bị kỹ thuật công nghệ cao.

 

III. CÂU HỎI ÔN TẬP

  1. Trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn để tiến hành sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa?
  2. Nêu Mục tiêu, quan điểm, lực lượng, sức mạnh, phương châm, phương thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới?

 

BÀI 4  KỸ THUẬT NGẮM BẮN SÚNG TIỂU LIÊN AK

                                              Mở bài

Bắn mục tiêu cố định ban ngày bằng súng tiểu liên AK, là bài bắn cơ bản đầu tiên. Giúp cho HS nắm chắc và thực hiện tốt động tác cơ bản, biết bắn trúng, bắn chụm vào mục tiêu cố định. Xây dựng tâm lí vững vàng, tự tin trong thực hành bắn súng, làm cơ sở vận dụng vào học tập các nội dung tiếp theo.

Yêu Cầu: Học Sinh Học Thuộc Các Định Nghĩa Ngắm Bắn. Hiểu được Kĩ thuật nằm bắn súng AK để chuẩn bị thực hành khi học trực tiếp.

Phần I

BÀI GIẢNG PHẦN LÝ THUYẾT

Nội dung HS ghi nhớ
I . NGẮM BẮN:

1. Khái niệm: Ngắm bắn là xác định góc bắn và hướng bắn cho súng, để đưa quỹ đạo  đường đạn đi qua điểm định bắn trúng trên mục tiêu.

2. Định nghĩa về ngắm bắn .

 a) Đường ngắm cơ bản: Là đường thẳng từ mắt người ngắm nhìn qua khe ngắm,  sao cho đỉnh đầu ngắm đi vào chính giữ khe ngắm,(tâm lỗ ngắm), đỉnh trên của đầu ngắm ngang bằng với hai mép trên của khe thước ngắm

b) Điểm ngắm đúng:  Là điểm  đã được xác định từ trước, sao cho khi ngắm vào đó để bắn thì quỹ đạo đường đạn đi qua điểm định bắn trúng trên mục tiêu.

c) Đường ngắm đúng: Là đường ngắm cơ bản được gióng vào điểm đã được xác định từ trước, với điều kiện mặt súng phải thăng bằng.

3. Ảnh hưởng của ngắm sai đến kết quả bắn: Muốn bắn trúng mục tiêu, người bắn phải thực hiện tốt ba yếu tố sau: Có thước ngắm đúng;  Có điểm ngắm đúng; Có đường ngắm đúng .

a) Đường ngắm cơ bản sai lệch: Thực chất là sự sai lệch về góc bắn và hướng bắn, làm ảnh hưởng rất lớn đến sự trúng đích.của phát bắn.

b) Điểm ngắm sai: Khi đường ngắm cơ bản dúng, mặt súng thăng bằng, nhưng điểm ngắm sai lệch so với điểm ngắm đúng bao nhiêu thì điểm chạm trên mục tiêu sẽ sai lệch so với điểm định bắn trúng bấy nhiêu.

c) Mặt súng không thăng bằng Làm cho trục nòng súng lệch khỏi mặt phẳng bắn và làm cho góc bắn nhỏ lại, dẫn tới tầm bắn giảm, đồng thời làm cho đường đạn lệch sang phía mặt súng bị nghiêng.

 

 

 

KẾT LUẬN

– Để đạt được kết quả bắn tốt người học phải hiểu và biết  lấy đường ngắm tốt đóng vai trò hết sức quan trọng

– Ngoài ra nó còn có ảnh hưởng do yếu tốt về tâm lí và về tư thế động tác nằm ngắm bắn cũng làm cho kết quả bắn không đạt như mong muốn

HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU

– HS phải nắm vững thế nào là đường ngắm đúng, thế nào là đường ngắm cơ bản, và biết cách xác định điểm  ngắm đúng, biết cách chọn thước ngắm phù hợp với từng bài bắn

Phần II

  1. ĐỘNG TÁC BẮN TẠI CHỖ CỦA SÚNG TIỂU LIÊN AK
  2. Trường hợp vận dụng: Trong chiến đấu, tình hình địch, địa hình không cho phép người bắn thực hiện động tác quỳ bắn và đứng bắn .

Trong học tập được lệnh của người chỉ huy, người bắn làm động tác nằm bắn.

  1. Động tác nằm bắn: Gồm động tác nằm chuẩn bị bắn, động tác bắn, động tác thôi bắn.
  2. a) Động tác nằm chuẩn bị bắn :

– Khẩu lệnh:  “Nằm chuẩn bị bắn!”.

Nghe dứt khẩu lệnh, người bắn nhanh chóng quay về hướng mục tiêu, đồng thời chuyển thành tư thế xách súng và thực hiện ba cử động:

+ Cử động 1: Chân phải bước lên một  bước dài theo hướng bàn chân phải, chân trái dùng mũi bàn chân làm trụ xoay gót sang trái để người hướng theo hướng bàn chân phải.

+ Cử động 2: Chống bàn tay trái xuống đất trước bàn chân phải khoảng 20cm, mũi bàn tay hướng chếch về phía bên phải phía sau, thứ tự đặt cánh tay, khuỷu tay trái, đùi trái xuống đất.

+ Cử động 3: Tay phải lao súng về phía trước, đồng thời bàn tay trái ngửa đỡ lấy thân súng khoảng dưới thước ngắm, duỗi chân phải về sau, người nằm úp xuống đất, hai bàn chân mở rộng bằng vai, hai mũi bàn chân hướng sang hai bên. người nằm chếch so với hướng bắn một góc 300.

– Động tác chuẩn bị đạn: Tay phải rời ốp lót tay, dùng ngón tay cái gạt cần định cách bắn và khoá an toàn về vị trí bắn phát 1 hoặc liên thanh, đồng thời kéo bệ khoá nòng về phía sau hết cỡ rồi thả tự nhiên để lò xo đẩy về đẩy mạnh bệ khoá nòng về phía trước, khoá nòng đẩy đạn vào buồng đạn; gạt cần định cách bắn và khoá an toàn về vị trí an toàn. Tay phải về nắm tay cầm trên súng, ngón trỏ duỗi đặt ra ngoài vành cò, mặt súng hướng lên trên. Mắt luôn quan sát mục tiêu chờ lệnh.

  1. b) Động tác bắn:

Đang ở tư thế nằm chuẩn bị bắn; để thực hành bắn trúng mục tiêu người bắn phải thực hiện các động tác: Giương súng, ngắm, bóp cò.

– Động tác giương súng

+ Trước khi giương súng phải lấy thước ngắm, động tác như sau:

Tay trái nắm lấy ốp lót tay dưới, giữ súng để mặt súng hướng lên trên. Tay phải dùng ngón cái và ngón trỏ bóp then hãm cữ thước ngắm xê dịch cho mép trước cữ thước ngắm khớp vào vạch khấc thước ngắm cần lấy. Muốn lấy thước ngắm chữ “” bóp then hãm của thước ngắm, kéo cữ thước ngắm về sau hết mức, thả tay ra rồi đẩy cữ thước ngắm về sau hết mức, thả tay ra rồi đẩy cữ thước ngắm về trước nghe thấy tiếng “tách” là được. Sau đó tay phải gạt cần định cách bắn và khoá an toàn về đúng vị trí đã định.

+ Động tác giương súng: Nằm bắn không tỳ (tay trái nắm hộp tiếp đạn)

Tay trái ngữa nắm ốp lót tay dưới hoặc nắm hộp tiếp đạn, tuỳ theo tay dài, ngắn của từng người và tư thế bắn. Khi nắm ốp lót tay dưới, bàn tay ngửa, ốp lót tay dưới nằm trong lòng bàn tay, ngón tay cái duỗi thẳng hoặc cong tự nhiên, 4 ngón tay khép kín cùng với ngón tay cái nắm chắc ốp lót tay (với súng AKM, các ngón con bám vào gờ nổi bên phải ốp lót tay. Khi nắm hộp tiếp đạn, hổ khẩu tay đặt phía sống hộp tiếp đạn các ngón con và ngón cái nắm chắc hộp tiếp đạn; má phải cẳng tay trái sát với má trái hộp tiếp đạn, cẳng tay hợp với mặt phẳng địa hình một góc khoảng 400  ÷ 600.

Tay phải gạt cần định cách bắn về vị trí bắn, về nắm tay cầm, hổ khẩu tay cầm chính giữa phía sau tay cầm, đặt cuối đốt thứ nhất đầu đốt thứ hai của ngón trỏ vào tay cò. Kết hợp hai tay nâng súng lên, đặt phần trên đế báng súng vào hõm vai, 2 khuỷu tay chống xuống đất rộng bằng vai. Nhìn sơ qua đường ngắm thấy súng chưa đúng hướng thì dịch chuyển cả thân người để chỉnh súng vào mục tiêu, không dùng tay để điều chỉnh làm động tác giữ súng không tự nhiên, gò bó.

– Động tác ngắm:

Khi lấy đường ngắm, má phải áp sát báng súng với lực vừa phải để đầu người ít bị rung động, không gối má vào báng súng làm mặt súng nghiêng, khi bắn liên thanh dễ làm súng tụt dần xuống.

Khi ngắm: Mắt trái nheo tự nhiên, dùng mắt phải để ngắm hoăc có thể mở cả 2 mắt nưng tập trung thị lực vào mắt ngắm; nhìn qua khe ngắm đến đầu ngắm lấy đường ngắm cơ bản; rồi đưa đường ngắm cơ bảm đến điểm định ngắm trên mục tiêu.

– Động tác bóp cò:

Trước khi bóp cò phải làm động tác nín thở để làm cho người và súng bớt rung động, có thể hít vào hoặc thở ra một ít rồi nín thở.

Bóp cò: Dùng lực độc lập của ngón trỏ để bóp cò từ từ, êm, đều từ trước về sau theo trục nòng súng, cho đến khi đạn nổ; không tăng cò đột ngột trong quá trình bóp cò, không bóp qúa nhanh, lam rung động bắn không chính xác. Muốn bắn liên thanh từ 2 – 3 viên, khi bóp cò phải bóp hết cỡ sau đó thả từ từ. Không bóp quá nhanh, mạnh, thả cò quá vội họăc nháy cò đều dẫn đến bắn phát một.

* Chú ý: Khi đang bóp cò thấy đường ngắm sai lệch, ngừng bóp cò để hiệu chỉnh mới tiếp tục bóp cò; không bóp cò vội vàng chớp thời sẽ làm súng đột nhiên bị rung động  bắn không đạt kết quả cao.

  1. c) Động tác thôi bắn:

– Thôi bắn tạm thời:

+ Khẩu lệnh: “ngưng bắn!”: Người bắn làm động tác như sau: Đang bắn hạ súng xuống, khoá an toàn hai tay giữ súng như khi chuẩn bị bắn, mắt quan sát mục tiêu. Nếu súng hết đạn phải thay hộp tiếp đạn.

– Thôi bắn hoàn toàn:

+ Khẩu lệnh:thôi bắn, tháo đạn khám súng, đứng dậy”   Người bắn làm động tác như sau: Ngón trỏ tay phải thả cò súng ra. Hai tay hạ súng xuống. Tay phải tháo hộp tiếp đạn ở súng trao cho tay trái, ngón giữa và ngón đeo nhẫn kẹp hộp tiếp đạn vào bên phải ốp lót tay, cửa hộp tiếp đạn quay vào người, sống hộp tiếp đạn quay xuống đất.

Tay trái vẫn giữ súng, mặt súng hướng lên trên; tay phải kéo bệ khoá nòng từ từ về sau, ngón trỏ lướt trên cửa thoát vỏ đạn, các ngón con khép lại chắn cửa lắp hộp tiếp đạn để đở viên đạn từ trong buồng đạn thoát ra

Lắp viên đạn vừa tháo ở súng ra vào hộp tiếp đạn, bốp chết cò, khoá an toàn. Lấy hộp tiếp đạn không có đạn lắp vào súng, cất hộp tiếp đạn có đạn vào trong túi đựng.

– Động tác đứng dậy:

+ Cử động 1: Tay phải nắm ốp lót tay, hơi nghiêng người sang trái, co chân trái lên, đầu gối ngang thắt lưng đồng thời tay phải đưa súng về đặt trên đùi trái, hộp tiếp đạn quay sang phải, bàn tay phải thu về úp dưới ngực.

+ Cử động 2: Phối hợp sức tay trái và hai chân nâng người đứng dậy, xoay mũi bàn chân phải về trước, chân phải bước lên 1 bước, bàn chân ngang với mũi bàn tay trái đồng thời nâng người đứng dậy.

+ Cử động 3: Dùng gót bàn chân làm trụ, xoay mũi bàn chân sang phải sao cho  bàn chân hợp với hướng bắn một góc 22,50; chân trái kéo lên ngang bàn chân phải về tư thế đứng nghiêm, làm động tác xách súng hoặc mang súng.

III. TẬP NGẮM CHỤM VÀ NGẮM TRÚNG , CHỤM .

  1. Ý nghĩa, đặc điểm, yêu cầu .
  2. a) Ý nghĩa:

Giúp cho HS biết cách ngắm đúng, biết được mức độ chính xác đường ngắm của mình, biết được độ chụm và độ trúng chụm của từng lần tập ngắm, đồng thời cũng biết được mức độ sai lệch về ngắm bắn của mình, tìm ra cách khắc phục, làm cơ sở để luyện tập tốt bài bắn .

  1. b) Đặc điểm:

 – Đây là bước tập cơ bản đầu tiên, đòi hỏi người học phải có tính cụ thể, tỉ mỉ, sự tập trung và độ chính xác cao.

–  Người tập và người phục vụ phải phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, nếu không phối hợp tốt, đánh giá kết quả không chính xác.

  1. c) Yêu cầu:

– Nắm chắc  các yếu tố về ngắm bắn, ảnh hưởng của ngắm sai đến kết quả bắn.

– Rèn luyện tính cụ thể, tỉ mỉ và kiên nhẫn, phát huy tinh thần tích cực, tự giác trong học tập.

– Nâng cao dần trình độ ngắm bắn đảm bảo độ chính xác và nhanh chóng, đáp ứng được yêu cầu của bài bắn.

  1. Cách tiến hành tập ngắm chụm và ngắm trúng, chụm.

Thực hành luyện tập

KẾT LUẬN

– Khi đã biết lấy đường ngẵm rồi, để bắn đạt kết quả cao đòi hỏi người học phải tích cực luyện tập kiên trì bề bỉ luyện tập từng cử động động tác, phối hợp nhip nhàng giữa động tác ngắm và bóp cò êm dần đều mới mong đạt được kết quả băn cao.

 

Bài 5

 

MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” BẠO LOẠN LẬT ĐỔ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

I.                  I. Chiến lược “diễn biến hòa bình” ,bạo loạn lật đổ của các thế lực thù

địch chống phá chủ nghĩa xã hội

1.      Chiến lược”diễn biến hòa bình”

Khái niệm: diễn biến hòa bình là chiến lược cơ bản nhằm lật đổ chế độ chính trị của các nước tiến bộ trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa. Từ bên trong bằng biện pháp phi quân sự do chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động tiến hành.

Sự hình thành và phát triển chiến lược”diễn biến hòa bình”:

Từ 1947-1988:

·         Tháng 3/1947 Ken man => TT Tru Man => ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản.

·         Tháng 4/1948 quốc hội Mỹ phê chuẩn Macsan (14 tỷ USD)

·         Tháng 12/1957 TT Aixenhao: Mỹ sẽ giành thắng lợi bằng hòa bình.

Tóm lại: từ những năm 60-80 của thế kỉ XX: coi trọng diễn biến hòa bình, sau thất bại ở Việt Nam, Mỹ thay đổi từ tiến công quân sự là chính sang diễn biến hòa bình là chủ yếu. Hệ thống xã hội chủ nghĩa còn đang vững mạnh, Mỹ thực hiện chiến lược”ngăn chặn” => chiến lược diễn biến hòa bình,gồm các biện pháp về kĩ thuật,chính trị,ngoại giao,văn hóa….

Đặc trưng cơ bản của chiến lược diễn biến hòa bình:

·         Sử dụng biện pháp phi vũ trang.

·         Thông qua các công cụ mềm: ngoại giao, kinh tế, văn hóa đến chính trị…

·         Tác động bên ngoài => chuyển hóa bên trong.

·         Nhiều thủ đoạn lắt léo, tinh vi, xảo quyệt bằng biện pháp quyến rũ…

·         Có tính chất toàn cầu.

2.      Bạo loạn lật đổ:

Khái niệm: bạo loạn lật đổ là hành động chống phá bằng bạo lực có tổ chức do lực lượng phản động hay lực lượng li khai đối lập trong nước câu kết với nước ngoài để tiến hành gây rối an ninh chính trị,trật tự an toàn xã hội hoặc lật đổ chính quyền địa phương hay trung ương.

Hình thức: (3 hình thức)

·         Bạo lực chính trị

·         Bạo lực vũ trang

·         Bạo lực chính trị+vũ trang nhưng chính trị là chủ yếu.

Quy mô: (3 Hình thức)

·         Diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau

·         Quy mô từ nhỏ đến lớn

·         Khắp nơi nhưng chủ yếu ở những nơi còn nhiều yếu kém.

Lực lượng: (có 2)

·         Lực lượng phản động nội địa

·         Lực lượng bên ngoài.

II.    Chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam.

1.      Âm mưu thủ đoạn của chiến lược diễn biến hòa bình ở Việt Nam:

Quá trình chủ nghĩa đế quốc thực hiện chiến lược diễn biến hòa bình ở VIỆT NAM:

·     Từ đầu năm 1950-1975: “bao vây cấm vận kinh tế”, “cô lập về ngoại giao” kết hợp với diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ.

·       Năm 1975-1994: các thế lực thù địch càng ráo riết đẩy mạnh diễn biến hòa bình đối với Việt Nam.

·         Sau năm 1995 đẩy mạnh”dính líu”,”ngầm”,”sâu,hiểm” nhằm chống phá cách mạng Việt Nam.

Mục tiêu:

·         Xóa bỏ vai trò lãnh đạo của ĐCS tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội

·         Đưa nước ta vào quỹ đạo chủ nghĩa tư bản và dần dần lệ thuộc vào chủ nghĩa đế quốc.

Thủ đoạn của chiến lược diễn biến hòa bình ở Việt Nam:

Thủ đoạn về kinh tế:

·   Chuyển hóa nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam dần dần theo quỹ đạo kinh tế thị trường  tư bản chủ nghĩa.

·   Khích lệ thành phần kinh tế tư nhân phát triển, từng bước làm mất vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước.

· Lợi dụng sự giúp đỡ, viện trợ kinh tế, đầu tư vốn, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam để đặt ra các điều kiện và gây sức ép về chính trị, từng bước chuyển hóa Việt Nam theo con đường TBCN.

Thủ đoạn về chính trị:

·         Đòi đa “nguyên chính trị, đa Đảng đối lập”,”tự do hóa”.

·  Tập hợp nuôi dưỡng các tổ chức, phần tử phản động trong và ngoài nước lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo để chia rẽ vấn đề quan hệ giữa Đảng với nhân dân và khối đại đoàn kết dân tộc=> mất đi vai trò lãnh đạo của Đảng.

·         Tận dụng những sơ hở trong đường lối, chính sách của Đảng-nhà nước, sẵn sàng can thiệp trắng trợn bằng sức mạnh quân sự.

Thủ đoạn về tư tưởng văn hóa:

·         Xóa bỏ chủ nghĩa Mác-leenin, tư tưởng HỒ CHÍ MINH.

·         Phá vỡ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, ra sức truyền bá tư tưởng tư sản vào các tầng lớp nhân dân.

·         Lợi dụng mở rộng hợp tác quốc tế, du nhập những sản phẩm văn hóa đồi trụy, lối sống phương Tây để kích động lối sống tư bản trong thanh niên từng bước làm phai mờ bản sắc văn hóa và giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Thủ đoạn về dân tộc tôn giáo:

·         Chúng lợi dụng những khó khăn ở những vùng đồng bào dân tộc ít người, những tồn tại do lịch sử để lại, trình độ dân trí của 1 bộ phận đồng bào còn thấp.

·         Lợi dụng chiến tranh tự do tôn giáo của Đảng – Nhà nước ta để truyền đạo trái phép.

Thủ đoạn về lĩnh vực quốc phòng an ninh:

·         Lợi dụng xu thế mở rộng hợp tác quốc tế, thực hiện xâm nhập, tăng cường hoạt động tình báo, thu thập bí mật quốc gia.

·         Kích động đòi phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực quốc phòng an ninh đối với lực lượng vũ trang .

·         “Phi chính trị hóa” với lực lượng vũ trang và quân đội( trên 5 vấn đề)

–          Tự diễn biến trong quân đội.

–          Gây chia rẽ quân đội với công an, quân đội với nhân dân.

–          Tạo ra sự thờ ơ về chính trị trong cán bộ, chiến sĩ.

–          Tiến hành chiến tranh tâm lí trong cán bộ, chiến sĩ quân đội.

–          Đưa tài liệu có nội dung xấu, độc vào quân đội.

Thủ đoạn trên lĩnh vực đối ngoại:

·         Lợi dụng chủ trương Việt Nam hội nhập quốc tế để tuyên truyền và hướng Việt Nam theo quỹ đạo chủ nghĩa tư bản.

·         Hạn chế mối quan hệ hợp tác Việt Nam đối với các nước lớn trên thế giới, tìm cách ngăn cản những dự án đầu tư quốc tế vào Việt Nam.

·         Tăng cường chia rẽ tình đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam với Lào, Campuchia, và các nước XHCN, hạ thấp uy tín của nước ta trên trường quốc tế.

2.      Bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam:

Âm mưu:

·         Chú trọng nuôi dưỡng các tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài và kết hợp với các phần tử cực đoan, bất mãn trong nước để gây rối, làm mất ổn định xã hội ở 1 số vùng nhạy cảm như  Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ…

·         Dùng nhiều thủ đoạn xảo quyệt để lôi kéo, mua chuộc nhân dân lao động, đứng lên biểu tình chống lại chính quyền địa phương.

·         Kích động người H’Mông đòi thành lâp khu tự trị riêng ở Tây Bắc.

·         Ra sức tuyên truyền thành lập nhà nước Đề Ga ở Tây Nguyên.

Thủ đoạn cơ bản:

·         Kích động sự bất bình của quần chúng, dụ dỗ và cưỡng ép nhân dân biểu tình , làm chổ dựa cho lực lượng phản động trà trộm, hoạt động đập phá trụ sở, tiến tới uy hiếp khống chế cơ quan quyền lực của địa phương.

·         Tìm mọi cách để mở rộng phạm vi, quy mô, lực lượng và kêu gọi sự tài trợ tiền của , vũ khí ngoài nước vào để tăng cường sức mạnh.

Yêu cầu trong phòng chống:

·         Nâng cao cảnh giác cách mạng, kịp thời phát hiện âm mưu bạo loạn lật đổ. Dự báo đúng thủ đoạn, quy mô, địa điểm và thời gian.

·         Nguyên tắc xử lí: nhanh gọn-kiên quyết-linh hoạt-đúng đối tượng-không để lan rộng kéo dài.

·         Sử dụng lực lượng phương thức đấu tranh phù hợp.

III.     Phòng chống chiến lược diễn biến hòa bình bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch:

1.      Mục tiêu:

Địch muốn chuyển hóa chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta theo con đường tư bản chủ nghĩa. Vì vậy:

Toàn Đảng-quân-dân làm thất bại âm mưu diễn biến hòa bình. Giữ vững chính trị xã hội của Đảng đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước.

2.      Nhiệm vụ:

Chủ động -xử lí nhanh chóng –hiệu quả – khi có bạo loạn xảy ra – luôn thể hiện tốt tư tưởng chỉ đạo. kiên quyết làm thất bại âm mưu diễn biến hòa bình( là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu).

.      Những giải pháp:

Đẩy lùi tệ nạn quan liêu, tham nhủng, tiêu cực xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực, chống nguy cơ tụt hậu về nền kinh tế.

·         Giữ vững sự ổn định xã hội, làm cho đất nước ngày càng vững mạnh về mọi mặt.

·         Không để kẻ thù lợi dụng khoét sâu mâu thuẩn nội bộ, kích động nhân dân lao động đứng lên biểu tình chống lại chính quyền địa phương, chống Đảng và Nhà nước ta, gây mất ổn định xã hội.

·         Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, chống nguy cơ tụt hạu về nền kinh tế ( 4 nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế: chệch hướng XHCN, nạn tham nhủng và tệ nạn quan liêu, diễn biến hòa bình)

·         Chủ động hợp tác, đấu tranh kiên quyết, mèm dẻo trong quan hệ quốc tế.

·         Kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.

Nâng cao nhận thức về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch nắm chắc mọi diễn biến, không để bị động bất ngờ.

·         Chủ động nắm địch, phát hiện kịp thời âm mưu, thủ đoạn của địch.

·         Giáo dục rộng rãi trong toàn xã hội để mọi người dân, mọi tổ chức chính trị xã hội đều nhận thức sâu sắc âm mưu, thủ đoạn chiến lược diễn biến hòa bình.

·         Kiên quyết đấu tranh phê phán biểu hiện mơ hồ, mất cảnh giác cách mạng trong bộ phận nhân dân, sinh viên.

·         Mỗi người dân Việt Nam phải có trí thức, có bản lĩnh chính trị.

Xây dựng ý thức bảo vệ tổ quốc cho toàn dân:

·         Bảo vệ tổ quốc là 1 trong 2 nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng – quân – dân.

·         Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, củng cố quốc phòng.

·         Giáo dục ý thức bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa cho các tầng lớp nhân dân:

–          Giáo dục tình yêu quê hương đất nước.

–          Tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù.

–          Quan điểm, đường lối của Đảng về nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

–          Tinh thần sẵn sàng xã thân vì tổ quốc, quyết tử cho tổ quốc quyết sinh…

–          Hình thức giáo dục đa dạng, phù hợp với từng đối tượng…

–     Xây dựng cơ sở chính trị xã hội vững mạnh về mọi mặt:

·         Đoàn kết các dân tộc tôn giáo, giai cấp, mọi thành phần kinh tế, mọi giới tính, mọi lứa tuổi, mọi miền đất nước…

·     Nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống của Đảng viên, năng lực lãnh đạo của tổ chức các cấp.

·         Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, củng cố, nâng cao chất lượng hiệu quả, nề nếp hoạt động của các tổ chức quần chúng.

·         Duy trì nghiêm kỉ luật của Đảng các cấp.

Chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang ở địa phương vững mạnh:

·         Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ – dự bị động viên phải rộng khắp và đặt trước sự lãnh đạo của Đảng.

·         Đảm bảo triển khai thế trận phòng thủ ở các địa phương cơ sở.

·         Chú trọng kết hợp phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc và xây dựng lực lượng vũ trang ở cơ sở.

Xây dựng, luyện tập các phương án, các tình huống chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của địch:

·         Trước các thủ đoạn, hình thức biện pháp của địch cần có phương thức xử lí hiệu quả.

·         Xử lí theo nguyên tắc: “nhanh gọn – kiên quyết – linh hoạt – đúng đối tượng – không để lan rộng kéo dài”.

·         Xây dựng đầy đủ, thường xuyên luyện tập các phương án sát với diễn biến từng địa phương, đơn vị, từng cấp, từng ngành.

·         Luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, điều hành quản lí của chính quyền, các ngành tham mưu quân đội, công an.

Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân lao động:

·         Tạo ra cơ sở vật chất, phát triển lực lượng sản xuất và từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

·         Tăng năng suất lao động của xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân lao động, để tạo nên sức mạnh của thế trận”lòng dân”.

 

Câu hỏi:

sau khi học tập và nghiên cứu “cách mạng nhung”, những vấn đề cần rút ra?

Từ thực tiễn ở địa phương, anh chị hãy nêu âm mưu, thủ đoạn của chiến lược diễn biến hòa bình.

ð  Quản lí hoạt động giáo dục cho sinh viên mỗi quốc gia là vấn đề cần quan tâm.

ð  Loại bỏ những nguyên nhân nội tại của 1 quốc gia.

ð  Kinh tế chậm phát triển, đời sống kém => phe đối lập lợi dụng.

ð  Núp bóng tự do, dân quyền, châm ngòi kinh tế, là những hành vi thường bị kích động bời Mỹ, EU.

 

Kết luận: củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, ngăn ngừa mọi âm mưu của các thế lực thù địch làm suy yếu lòng dân. Tập trung phát triển kinh tế, giữ vững ổn định xã hội, bảo vệ đường lối xã hội chủ nghĩa của Đảng.